KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NƯỚC YẾU KHI TẮM VÒI SEN
Nếu bạn gặp tình trạng áp lực nước tại các lầu trên cùng luôn rất yếu, vòi tắm hoa sen nước phun ra không đủ mạnh, tắm không đã. Đôi khi nếu tầng trệt sử dụng hay tưới cây thì tầng trên thiếu nước hoặc nước quá yêu không sử dụng được, bạn đừng quá lo lắng, hãy tham khảo một số thông tin sau đây để khắc phục tình trạng này nhé.
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC YẾU
1. Áp lực nước luôn tỷ lệ thuận với chiều cao tính từ mặt nước trong bồn nước lạnh trên mái tới vị trí sử dụng (vòi hoa sen, vòi lavabo, vòi rửa chén, vòi lạnh, vỏi xịt, . . . ). Chính vì vậy nước trên tầng áp mái luôn yếu hơn nước ở tầng trệt.
Khắc phục: Nên nâng chân bồn nước lên cao khoảng 1,2 m đến 1,5 tùy theo bồn đứng hay bồn nằm nhưng nếu cao hơn thì thì càng tốt nhưng lưu ý đến độ an toàn. (Lý do hiện nay đại đa số hộ gia đình khi xây nhà đều sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời, trong khi đó các máy nước nóng năng lượng mặt trời trên thị trường có chiều cao từ đỉnh bồn xuống chân đế là từ 1,2 m đến 1,3m tùy theo từng đơn vị cung cấp). Khi nâng bồn lên với chiều cao như vậy áp lực nước tại nhà vệ sinh tầng trên cùng đủ mạnh (Các vòi tắm hoa sen phun đủ mạnh, tắm thỏa mái và rất ok).
2. Áp lực nước bị ảnh hưởng bởi cách thi công đường ống nước cấp
– Đường ống không đi quá vòng vèo sẽ bị giảm áp lực: Khi xây nhà nên tính toán các nhà vệ sinh thường nằm trên cùng 1 trục (cùng 1 hộp ghen), nếu có nhiều nhà vệ sinh trên cùng 1 tầng thì nên bố trí nhiều hộp ghen.
– Đường ống từ bồn nước lạnh cấp xuống sử dụng không nên đi co 90 mà nên đi bằng lơi 45 như vậy sẽ giảm ma sát và nước chảy nhanh và mạnh hơn.
– Chú ý đến đường kính đường ống nước cấp (không sử dụng đường ống quá lớn vì sẽ làm giảm áp lực nước), nhiều người hiểu sai vấn đề là ống có đường kính lớn sẽ không bị thiếu nước và nước sẽ nhanh và mạnh nhưng thực tế thì không đúng với các gia đình, trong hộ gia đình hệ số sử dụng đồng thời thấp nên không cần đường ống quá lớn, khi các tầng dưới sử dụng thì tầng trên áp lực nước sẽ giảm hoặc thiếu nước.
– Đường ống chính cấp từ trên xuống nên được thu hẹp dân bằng cách giảm đường kính ống. sau bồn chứa nước lạnh có thể đi ống 34mm, giảm dần xuống 27mm và khi xuống tầng trệt chỉ nên dùng ống tối đa 21mm. Các ống chạy theo chiều ngang cũng không nên lớn hơn 21mm.
Khi nhà đã xây xong và đi vào sử dụng, nếu gặp tình trạng nước chảy yếu rất nhiều người nghĩ ngay đến bơm tăng áp hoặc thêm bồn chứa. Việc tăng dung tích bồn chứa hoặc thêm bơm tăng áp sẽ không mang lại nhiều kết quả vì không làm thay đổi chiều cao cột nước, không thay đổi đường ống, . . . Bơm tăng áp chỉ nên là lựa chọn cuối cùng vì nhiều bất tiện và lãng phí điện. Như vậy cần:
– Nâng bồn lạnh (tham khảo tư vấn ở trên).
– Khắc phục lại đường ống nước cấp từ bồn nước lạnh đến trục chính sử dụng (không đi co 90 mà thay bằng lơi, hạn chế bẻ co càng tốt càng tốt).
– Kiểm tra tất cả các van khóa trên đường ống đã mở hết chưa, có bị rỉ sét không ?, có vấn đề gì không ?
– Kiểm tra và xả tất cả các vị trí sử dụng (vòi tắm hoa sen, vòi lavabo, vòi rửa chén, .. . . ) xem có bị đóng cặn. có rác hay vật gì đó làm cản trở đường ống hay không).
LỜI NHẮN:
Để không gặp phải tình trạng nước yếu như đã nói ở trên, khi xây nhà chính chủ nhà cũng nên quan tâm nhiều đến đường cấp nước xuống sử dụng chứ không nên giao phó hết công việc này cho bên thầu xây dựng bởi vì chính những anh chủ thầu xây dựng lại giao lại cho 1 ai đó phụ trách mảng cấp thoát nước. Cũng có những trường hợp mảng cấp nước được giao luôn cho bên bán ống PVC hoặc PPR (họ lại giao lại phần thi công cho 1 nhóm thợ phụ nào đó), chính vì vậy nếu không có sự giám sát chặt chẽ thì sau này khi sử dụng nước yếu là vấn đề khó tránh khỏi.