Binh pháp Tôn Tử và ứng dụng tuyệt vời trong cuộc sống!
Không chỉ là bộ sách gối đầu giường của nhiều lão tướng thời xưa nhằm thấu hiểu nghệ thuật chiến trường, ta còn có thể áp dụng Binh pháp Tôn Tử vào cuộc sống.
Hẳn chúng ta không còn xa lạ với bộ binh pháp mà Tôn Tử để lại đã đặt nền móng cho binh học truyền thống.
Thế nhưng các triết lý, bài học trong Binh pháp Tôn Tử không phải đơn thuần chỉ áp dụng trong chiến tranh, mà còn có thể đưa vào đời sống hiện đại cho nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tuy ngôn từ có thể thay đổi, nhưng tư tưởng hiện đại của Tôn Tử vẫn “hợp thời” cho tới tận ngày nay.
Jessica Hagy – một họa sĩ tranh minh họa đã mang lại tri thức uyên thâm cổ đại cho thế hệ mới qua cuốn sách của cô: “Hiện thực hóa binh pháp Tôn Tử”.
Chúng ta hãy cùng xem những bài học rút ra được cho các vấn đề hiện đại từ binh pháp trong bộ tranh minh họa dưới đây.
Chiến tranh là cách gọi ẩn dụ của sự mâu thuẫn – mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn trong tư tưởng của ta hay mâu thuẫn với người khác.
Và chúng ta đều có thể nhận được lời khuyên từ Binh pháp Tôn Tử.
Bất kỳ một nhóm làm việc chuyên nghiệp nào đều cần được hình thành và lãnh đạo bởi một thủ lĩnh. Những nhóm hình thành dựa vào biến cố nào đó chỉ tồn tại trong phim siêu anh hùng mà thôi.
Tôn Tử có lẽ là người đầu tiên sử dụng mô hình phân tích SWOT gồm Strengths (điểm mạnh) – Weaknesses (điểm yếu) – Opportunities (cơ hội) – Threats (thách thức) trước khi hành động.
Ngôn từ có thể khác, nhưng ý tưởng là tương đồng.
Bất kể nhận thức khác nhau về văn hóa, môi trường, thời cơ – những điều trên không chỉ ảnh hưởng tới vị trí hiện tại của ta trong chiến tranh, mà còn quyết định tình thế hiện tại của ta trong công việc. Vì vậy hãy chú ý.
Lời khuyên cần phải “tính toán kỹ lưỡng, quyết định dứt khoát và phải bắt kịp xu hướng mới nhất” trở thành “tiên đề” trong suốt 2.500 năm.
Tất cả những câu hỏi liên quan đều là câu hỏi hay. Hãy đi tìm lời giải cho mọi ẩn số X mà bạn tìm được. Việc này sẽ giúp tìm ra những cơ hội mới và lấp đầy điểm yếu trong công việc.
Câu nói này của Tôn Tử là một cách để nói rằng “Nếu anh không chú ý, anh sẽ không thể làm việc được. Nếu vậy anh đừng tiếp tục công việc này nữa mà hãy rời đi ngay lập tức.
Kẻ tồn tại là kẻ thích nghi được với môi trường xung quanh. Tôn Tử dường như đã biết trước quy luật chọn lọc tự nhiên của Darwin.
“Dối trá” là một từ đen tối và đầy ý đe dọa, nhưng nó cũng có nghĩa là tạo ra sự bất ngờ. Quá minh bạch và thành thật sẽ dễ gặp phải nguy hiểm, đặc biệt là khi ở nơi có sự cạnh tranh và kém thân thiện.
Luôn luôn biết mình đang đối đầu với điều gì, “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Mọi điểm yếu của ta đều có thể bị khai thác, vì vậy hãy cẩn thận.
Nếu như bạn tính toán giống đối thủ của mình, cả hai sẽ có những chiến lược y hệt nhau.
Vì thế hãy chuẩn bị trước công việc thật kỹ càng và tự mình nghiên cứu nó thật sâu theo một cách riêng, tạo ra điểm khác biệt trong chiến lược so với đối thủ.