6 lưu ý cực kỳ quan trọng để thiết kế phòng tắm như ý

Nhiều gia đình khi bắt đầu thiết kế một căn nhà riêng cho mình đã trăn trở rất nhiều về phòng khách, nơi sum họp của cả nhà hay nhà bếp nơi tạo ra những món ăn ngon và những cuộc trò chuyện rôm rả. Tuy nhiên, không kém phần quan trọng trong cuộc sống chúng ta chính là nhà tắm-vệ sinh nơi không chỉ giúp ta giải quyết các nhu cầu tối thiểu và còn cho ta một không gian thư giãn.

Vậy làm thế nào để có cho riêng mình một phòng tắm-vệ sinh thành một nơi dễ chịu nhưng vẫn tiết kiệm mọi chi phí? Hôm nay homify sẽ cung cấp cho bạn 6 ý tưởng cơ bản trong việc xây dựng nhà tắm-vệ sinh.

1. Đầu tiên chính là khoảng cách từ nhà vệ sinh đến phòng ngủ

 Phòng tắm by Gundry & Ducker Architecture

Khoảng cách này không được quá xa mà cũng không được quá gần. Trước hết, bạn cần phòng tắm- nhà vệ sinh đủ gần để có thể giải quyết các nhu cầu khẩn cấp. Bên cạnh đó, khoảng cách này cũng phải đủ xa để tạo cho bạn không gian thay đồ rồi mới đến nơi tắm. Việc này sẽ làm cho không gian tắm rửa trở nên riêng tư. Phòng tắm của người Việt Nam thường kiêm luôn chức năng nhà vệ sinh và nơi giặt giũ. Điều quan trọng nếu bạn phân chia khu vực rõ ràng, bạn có thể tắm trong khi người khác giặt giũ mà vẫn không ảnh hưởng gì.

2. Phân vùng thật cụ thể cho từng khu vực.

 Phòng tắm by Banbridge Bathroom Centre

Cá nhân mình nghĩ đây là yếu tố rất quan trọng đặc biệt đối với các gia đình Việt Nam khi áp dụng rất nhiều nhu cầu trong căn phòng tắm-vệ sinh. Bạn cần chú ý đảm bảo các khu vực tiêu chuẩn như Lavabo rửa mặt, khu vực đi vệ sinh và bồn tắm. Bạn có thể kết hợp bồn tắm và vòi sen hoặc đối với những không gian hẹp thì chỉ cần 1 vòi hoa sen. Chọn ngay 1 trong 8 phòng tắm cực hay ho đúng chất đúng cá tính của bạn.

​3. Yếu tố phong thủy: Tránh đặt nhà tắm-vệ sinh chung với phòng ngủ

 Phòng tắm by BLUETARPAN

Theo như phong thủy, phòng ngủ là nơi ấm áp nhất trong nhà, chính vì lẽ đó mà phòng ngủ rất kiêng kị nước. Thêm vào đó, phòng tắm-nhà vệ sinh thường bài tiết ra những chất không sạch sẽ, sẽ ảnh hưởng đến nguồn khí trong phòng ngủ. Và về mặt khoa học, phòng tắm-nhà vệ sinh là nơi sản sinh ra rất nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe nếu đặt chung với phòng ngủ.

 

4. Bố trí đồ dùng nội thất một cách thông minh

 Phòng tắm by Perfect Stays

Không nên để tất cả đồ dùng tập trung tại một chỗ mà nên phân chia phù hợp với từng khu vực phù hợp để từ đó, bạn có thể di chuyển đến các khu vực khác nhau một cách nhanh nhất mà không vướng víu. Tham khảo thêm Những cách cực hay để đưa màu hot của 2017 vào phòng tắm nhé.

​5. Lựa chọn chất liệu cho căn phòng phù hợp

 Phòng tắm by 4D Studio Architects and Interior Designers

Tuy đây là một không gian tách biệt với cả nhà, nhưng đó cũng không đồng nghĩa với việc bạn đi sai lại với phong cách của khác phòng khác. Nếu bạn theo phong cách hiện đại, việc sử dụng các vật liệu như gạch men và các gam màu sáng sẽ giúp bạn tôn vinh căn phòng này cũng như làm cho không gian phòng sạch sẽ. Đây cũng là một trong những khu vực đòi hỏi sửa chữa bảo trì nhiều nhất trong nhà. Do đó, đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi- những nhà cung cấp vật liệu hàng đầu để chọn cho mình những đồ dùng chất lượng cũng như tiết kiệm các chi phí phát sinh:

 

​6. Cuối cùng chính là xem thật kĩ kích thước căn phòng tắm-vệ sinh

  by Casa Più Arredamenti

Hoàn hảo nhất chính là một căn phòng tắm chỉ bằng ½ phòng ngủ nhưng không được quá nhỏ hay xây dựng trên những không gian còn thừa của ngôi nhà như góc cầu thang.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *