5 lưu ý khi đặt cây xanh trong phòng tắm không thể bỏ qua

Phòng tắm gia đình là không gian được chúng ta chăm chú… cọ rửa nhất trong cả ngôi nhà nhưng lại thường bị bỏ qua về khoản trang trí. Trên thực tế, nhiều người vẫn cho rằng diện tích phòng tắm quá hẹp và bí để có thể đặt bất cứ thứ đồ trang trí hay áp dụng các kiến trúc cầu kỳ. Cây xanh đã là vị cứu tinh thần kỳ cho phòng tắm!

Tuy nhiên, để đặt cây xanh trong phòng tắm một cách thuận lợi, không ảnh hướng tới sinh hoạt con người và tuổi thọ của cây cũng cần một số hiểu biết nhất định. Nếu bạn chưa biết, 5 lưu ý sau đây có thể giúp bạn tránh được hậu quả đáng tiếc và lựa chọn loại cây phù hợp nhất!

1. Loại cây nào phù hợp với phòng tắm?

WC:  Phòng tắm by Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Không Gian Đẹp

Không gian phòng tắm vốn là nơi có độ ẩm rất cao, thường có mùi hôi và ít ánh sáng tự nhiên. Bởi vậy, loại cây cảnh đặt tại đây phải đáp ứng được các yêu cầu như không cần nhiều nắng, sức sống dai và khỏe, có chức năng khử mùi tự nhiên, không rụng lá nhiều gây mất vệ sinh…

Ngắm Diện Mạo Ngôi Nhà Phố 32m2 Tuyệt Đẹp Trong Hẻm Nhỏ Sài Gòn:  Phòng tắm by Công ty TNHH Xây Dựng TM – DV Song Phát

Hầu hết các chuyên gia đều khuyến khích mọi người nên lựa chọn các loại cây có kích thước nhỏ bé, dáng cây bụi khum tròn hoặc nhánh lẻ để dễ dàng di chuyển, chăm sóc và vệ sinh. Các loại cây to cần chậu lớn sẽ choán nhiều không gian và khí oxi trong một nơi vốn hạn chế các yếu tố này như phòng tắm.

WC:  Phòng tắm by Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Không Gian Đẹp

Các loại cây như nha đam, lan trắng, lưỡi hổ hoặc cây họ tre như trúc cảnh đều có thể đặt trong phòng tắm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các loại cây sống dưới nước, tuy cần chăm sóc cầu kỳ, nhưng rất đẹp mắt và có mùi thơm dễ chịu như hoa súng, thủy tiên…

2. Dáng chậu và vật liệu nào sẽ phù hợp với phòng tắm của bạn?

Đã Mắt Ngắm Mẫu Thiết Kế Nhà Phố Tuyệt Đẹp Trên Mảnh Đất 100m2:  Phòng tắm by Công ty TNHH Xây Dựng TM – DV Song Phát

Sau khi chọn được cây cảnh phù hợp, bạn cũng cần lưu ý đến loại chậu cây dành cho chúng. Màu sắc và vật liệu của chậu cây cảnh có thể tôn thêm vẻ đẹp hoặc phá hỏng hoàn toàn tổng thể phòng tắm gia đình bạn.

Phòng vệ sinh được bố trí chung nhằm đảm bảo tính riêng tư.:  Phòng tắm by Công ty TNHH Xây Dựng TM DV Song Phát

Đối với các phòng tắm sử dụng nhiều tông màu sáng như trắng, kem, tường kính, không còn gì lý tưởng hơn là các loại chậu cây có màu sắc sặc sỡ, vui nhộn. Chúng sẽ trở thành điểm nhấn thu hút ánh nhìn. Ngược lại, nếu phòng tắm của bạn thuần các tông màu tối như ghi đậm, đen, chậu cây nên có màu sáng hơn, không thêm họa tiết cầu kỳ – những yếu tố hoàn toàn lạc lõng với tổng thể sang trọng, mạnh mẽ.

Tông màu sáng hiện đại:  Phòng tắm by Công ty TNHH Xây Dựng TM DV Song Phát

3. Vị trí đặt chậu cây thích hợp nhất ở đâu?

WC:  Phòng tắm by Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Không Gian Đẹp

Vị trí đặt cây cảnh phổ biển nhất vẫn là trên bồn rửa tay, cạnh gương soi. Ngoài cách đặt phổ biến đó, bạn cũng có thể thử một số vị trí khác thú vị hơn như bậu cửa sổ, trên kệ đồ. Các chậu cây cỡ lớn có thể đặt trong góc phòng.

Thiết kế nội thất Villa MELOSA GARDEN:  Phòng tắm by Công ty TNHH Kien Xay Nha

Ngoài ra, cũng như bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào, cây xanh sẽ trở nên lung linh hơn nhiều với hiệu ứng ánh sáng. Bạn có thể đặt chậu cây gần đèn, lắp đèn riêng cho cây hoặc treo chúng ở nơi phù hợp. Ánh sáng qua lớp lá xanh mỏng manh cũng trở nên dịu mắt hơn rất nhiều.

 Phòng tắm by Isabela Canaan Arquitetos e Associados

Nếu gia đình bạn sở hữu bồn tắm, thành bồn tắm chính là vị trí lý tưởng nhất cho cây xanh bởi chúng sẽ không gây ra sự vướng víu như bồn rửa hay choán mất diện tích sử dụng lý tưởng như trên sàn. Tuy nhiên, khu vực này chỉ dành cho các chậu cây nho nhỏ, xinh xắn mà thôi.

4. Chăm sóc cây cảnh trong phòng tắm phải lưu ý điều gì?

 Phòng tắm by Burkhard Heß Interiordesign

Vốn nằm trong một không gian rất sẵn độ ẩm và nước, thay vì lo tưới tắm cho cây như thông thường, điều bạn cần làm là đảm bảo đất đủ độ khô và không bị úng. Một trong những bước quan trọng là hãy kiểm tra chậu cây sau mỗi lần tắm hoặc vệ sinh để chắc chắn rằng chúng không hứng quá nhiều nước một cách ngẫu nhiên.

 Phòng tắm by Mariane e Marilda Baptista - Arquitetura & Interiores

Tương tự như các loại cây trồng ngoài trời, bạn cũng nên lưu ý tới mùa cây ra hoa, kết lá, ủ chồi để cung cấp nhiệt độ thích hợp, tỉa các lá vàng hoặc thay mới các chậu cây đã chết.

 Phòng tắm by Goryjewska.Górnisiewicz

Trong trường hợp cây xanh đã có dấu hiệu bị úng, hãy mang ngay chậu cây ra ngoài, hong khô đất, bón phân và cho chúng thời gian nghỉ ngơi ở môi trường thích hợp trước khi tiếp tục nhiệm vụ làm đẹp cho phòng tắm gia đình bạn.

5. Khi nào thì bạn không nên đặt cây xanh trong phòng tắm?

 Phòng tắm by GLR Arquitectos

 Phòng tắm by Ludwinowska Studio Architektury

Khi bạn là một người độc thân và có quá ít thời gian chăm sóc gia đình, hiển nhiên cây xanh cũng là lựa chọn không mấy dễ chịu. Một trường hợp khác không nên trồng cây xanh trong phòng tắm là khi bạn thường xuyên cần đến các chất tẩy mạnh để làm sạch sàn nhà hoặc không khí. Rất ít cây xanh có thể tồn tại với ảnh hưởng từ các chất sát trùng.

 Phòng tắm by Traço Magenta - Design de Interiores

Ngoài ra, với các phòng tắm có thiết kế quá kín, độ ẩm cao và thiếu ánh sáng cũng không tốt cho cây xanh phát triển. Nếu bạn vẫn muốn dùng cây cảnh trang trí, các loại cây hay hoa cảnh bằng nhựa sẽ là phương án lý tưởng và đỡ tốn thời gian chăm sóc hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *